Gộp báo cáo tài chính là gì?
Gộp Báo cáo tài chính là việc cộng kỳ kế toán năm đầu tiên (hoặc năm cuối cùng) với kỳ kế toán tiếp theo (hoặc với kỳ kế toán trước đó). Thay vì mỗi năm phải lập báo cáo tài chính và làm quyết toán thuế TNDN, thì khi áp dụng gộp báo cáo tài chính với hai trường hợp như sau:
- Doanh nghiệp mới thành lập: gộp năm đầu và năm sau
- Doanh nghiệp giải thể, chia tách, sáp nhập: gộp năm nay và năm cuối cùng
Tổng cộng kỳ kế toán năm của hai năm gộp lại phải ngắn hơn 15 tháng.
Điều kiện gộp báo cáo tài chính và thuế TNDN năm
Để được gộp báo cáo tài chính, bạn phải đáp ứng điều kiện kỳ kế toán năm đầu tiên (2 năm gộp lại) hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng (2 năm gộp lại) phải ngắn hơn 15 tháng. (theo điều 12 luật Kế toán)
Điều 12. Kỳ kế toán
…
- Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm; kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng.
Ví dụ một trường hợp:
Doanh nghiệp được thành lập vào tháng 10; 11 hoặc 12 của năm 2019 sẽ được gộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế TNDN năm 2019 vào năm 2020.
Thủ tục đề nghị gộp báo cáo tài chính với cơ quan thuế quản lý
Doanh nghiệp cần làm công văn gửi cơ quan thuế quản lý để được gộp báo cáo tài chính và gộp quyết toán thuế TNDN.
Tuy nhiên cũng tùy chi cục thuế, có thể sẽ có quy định khác nhau đối với trường hợp này. Thậm chí có một số chi cục không còn bỏ qua thủ tục này (đương nhiên DN thành lập 3 tháng cuối năm được quyền gộp BCTC sang năm sau) mà không cần phải lập công văn.
Lưu ý khi gộp báo cáo tài chính
– Chỉ được gộp BCTC và quyết toán thuế TNDN. Còn riêng Quyết toán thuế TNCN không được gộp, phát sinh năm nào thì doanh nghiệp làm quyết toán cho năm đó.
– Việc gộp BCTC với các doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện là không bắt buộc. Nếu doanh nghiệp thành lập từ tháng 10/N trở đi và có nhiều nghiệp vụ phát sinh thì có thể lựa chọn không gộp báo cáo tài chính và quyết toán thuế TNDN sang năm N+1.
Ưu điểm là sẽ quản lý tài chính, số liệu của DN được dễ dàng hơn.
Tuy nhiên nhược điểm là làm tăng khối lượng công việc của kế toán cũng như thời gian và chi phí.
Do vậy tùy từng mô hình Doanh nghiệp mà có các quyết định hợp lý nhất.
Mẫu công văn xin gộp BCTC năm
PSB Việt Nam cung cấp mẫu công văn xin gộp BCTC năm để kế toán các Doanh nghiệp có thể tham khảo áp dụng.
Download mẫu công văn TẠI ĐÂY