logo

Franchise - Cơ hội và thách thức trong kinh doanh!

Ngày đăng: 18/12/2019
Ở Việt Nam trong khoảng hai chục năm gần đây, nhượng quyền thương mại đã được du nhập và đang phát triển mạnh mẽ, có thể kể ra các thương hiệu kinh doanh nhượng quyền kể cả quốc tế như:KFC; BBQ Chicken, McDonald’s; Lotteria; Tocotoco … cho đến các thương hiệu nguồn gốc từ Việt Nam như:  Trung Nguyên Coffee, Highland Coffee; Café Cộng; FPT Shop; Thegioididong, Ninomax...

Nhượng quyền thương mại (Franchise) – Cơ hội và rủi ro thách thức

 

 Với nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế phát triển cao thì nhượng quyền thương mại (franchise) đã xuất hiện từ lâu (những năm 50-60). Và cho đến ngày nay, nhượng quyền thương mại trở thành một trong những ngành dịch vụ có doanh số rất lớn, tập trung nhiều trong lĩnh vực kinh doanh đồ uống, đồ ăn nhanh, giáo dục đào tạo, thời trang, bất động sản, ... với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như KFC, Mc Donald’s, Qualitea, Starbuck Cafe, Lotteria, Jollibee, Aptech, ... Đơn giản vì đây là những lĩnh vực có tiềm năng thu được lợi nhuận cao.

Ở Việt Nam trong khoảng hai chục năm gần đây, nhượng quyền thương mại đã được du nhập và đang phát triển mạnh mẽ, có thể kể ra các thương hiệu kinh doanh nhượng quyền kể cả quốc tế như:KFC; BBQ Chicken, McDonald’s; Lotteria; Tocotoco … cho đến các thương hiệu nguồn gốc từ Việt Nam như:  Trung Nguyên Coffee, Highland Coffee; Café Cộng; FPT Shop; Thegioididong, Ninomax...

 Nhượng quyền thương mại được coi là một hoạt động thương mại, trong đó, bên nhượng quyền (franchisor) sẽ chuyển mô hình kinh doanh, nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo cho bên nhận quyền (franchisee). Bên nhận quyền sau khi ký hợp đồng nhượng quyền (uniform franchise offering circular-UFOC) được phép khai thác kinh doanh trên một không gian địa lý nhất định và phải trả một khoản phí nhượng quyền và tỷ lệ phần trăm doanh thu định kỳ cho bên nhượng quyền trong một khoảng thời gian nhất định.

 Đối với nhiều người lần đầu tiên tham gia vào hình thức kinh doanh còn khá mới mẻ này, đây được coi là hình thức đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh an toàn. Tuy nhiên, kinh doanh thông qua hình thức nhượng quyền thương mại không phải là sự đảm bảo của thành công. Có khá nhiều rủi ro, thách thức tiềm ẩn cần được nghiên cứu trước khi ra quyết định đầu tư vốn tham gia vào một hệ thống nhượng quyền.

Cùng PSB Việt Nam điểm nhanh các cơ hội và rủi ro thách thức với nhượng quyền thương mại trên cả góc độ bên nhượng quyền và bên nhận quyền.

 Cơ hội và thuận lợi:

 

  • Đối với bên nhượng quyền (Franchisor):
  • Quy mô kinh doanh và hệ thống phân phối được mở rộng một cách nhanh nhất.

 Ví dụ như thương hiệu nổi tiếng Highland Coffee trong vòng 7 năm nhờ nhượng quyền đã đạt được hệ thống chuỗi cửa hàng lên đến 240 cửa hàng.

Thậm chí như thương hiệu E-Coffee của Trung Nguyên có ngay hơn 100 cửa hàng ngay trong ngày công bố sự kiện 10/08/2019, và mục tiêu có khoảng 3.000 cửa hàng vào năm 2020.  

  • Giảm các chi phí cho việc phát triển thị trường, thăm dò rủi ro cũng như tăng nguồn thu ổn định từ khoản phí nhượng quyền.

Lý do ngay các bên nhận nhượng quyền đã là một đối tác thực hiện công việc thăm dò, nghiên cứu thị trường khu vực, do vậy việc đầu tư cho phát triển thị trường được giảm đáng kể.  

Một khoản thu khá lớn phải kể đến đó là phí nhượng quyền. Phí nhượng quyền được thu lần đầu khi thực hiện hợp đồng nhượng quyền và được thu định kỳ tỷ lệ trên doanh thu.

Ví dụ như Highland thu phí nhượng quyền 7% trên doanh số, cộng thêm phí quản lý hàng tháng 5% trên doanh số . Trung Nguyên Café thu 5% trên doanh số… 

  • Tạo nên một hệ thống liên kết mạnh về tài chính và thương mại.

 Franchise phát triển không chỉ trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia. Do vây một thương hiệu phát triển kinh doanh nhượng quyền tốt sẽ giúp mở rộng thị trường, khách hàng tại các vùng miền trong một quốc gia, và rộng hơn là phạm vi trong khu vực, thế giới. Hệ thống sẽ tác dụng bổ trợ, hỗ trợ nhau trong việc quảng bá thương hiệu, uy tín cũng như phát triển khách hàng, thị trường.

 Tận dụng nguồn lực “địa phương” để thâm nhập vào thị trường nội địa của các quốc gia đang phát triển một cách hiệu quả mà không phải đối mặt với bất cứ rào cản thương mại hoặc pháp lý nào.

 

  • Đối với bên nhận quyền (Franchisor):

  • Chỉ phải bỏ ra một số vốn nhỏ hơn nhiều so với việc tự xây dựng và phát triển một thương hiệu mới tương đương

Bên nhận quyền sẽ phải bỏ các chi phí ban đầu như: chi phí nhượng quyền, chi phí setup, chi phí đào tạo, chi phí quản lý… nhưng đổi lại bạn được kinh doanh ngay lập tức một thương hiệu đã có uy tín trên thị trường. Bạn cũng giảm thiểu các rủi ro có thể gặp phải khi đầu tư xây dựng một thương hiệu mới;

  • Sản phẩm, dịch vụ và hệ thống họat động được chuẩn hóa;

Khi tham gia kinh doanh nhượng quyền, tất cả sản phẩm dịch vụ cho đến quy trình hoạt động đã được chuẩn hóa: Từ thương hiệu, logo, banner, nguồn hàng, các công thức kinh doanh, …

  • Hệ thống tài chính và số sách kế toán được thực hiện theo một chuẩn mực;

  • Được đào tạo, huấn luyện chuyên nghiệp

Bên nhận quyền sẽ được đào tạo về quản lý và kinh doanh, được hỗ trợ từ các chương trình xúc tiến thương mại (quảng cáo, khuyến mại,…) của thương hiệu một cách thống nhất và trọn gọi;

 Suy cho cùng, uy tín của một mắt xích trong hệ thống nhượng quyền sẽ quyết định uy tín của cả một hệ thống, đặc biệt là đối với những hệ thống nhượng quyền mới phát triển. Do vậy, một trong những vấn đề được các nhà nhượng quyền rất quan tâm là hoạt động đào tạo, chuyển giao kinh nghiệm quản lý, điều hành. Điều này giúp tạo nền tảng vững chắc cho nhà nhận quyền tiến hành hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận và giữ được uy tín của thương hiệu sản phẩm.

  

Rủi ro, thách thức:

  •  Đối với Franchisor

  • Mất quyền kiểm soát và quyền năng trong kinh doanh;

Đây là nỗi lo lớn nhất của các thương hiệu có tên tuổi, uy tín. Cũng có thể thấy một số thương hiệu không phát triển độc lập, chứ không mở rộng phát triển thông qua hình thức franhchise.

Thương hiệu The Coffee House, sau 5 năm hoạt động thương hiệu này có khoảng 200 cửa hàng. Nhưng CEO của The Coffee House vẫn tuyên bố “Chúng tôi không bao giờ có ý định nhượng quyền. Việc nhượng quyền giống như việc bạn đang trao con mình cho người khác.”

 

  • Có nguy cơ đối mặt với sự tranh chấp của các cơ sở kinh doanh;

 

  • Hoạt động không tốt của một đơn vị sẽ ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu

Một thế mạnh khác đồng thời cũng là một nhược điểm là mong đợi của công chúng khi họ đến mua dịch vụ hay hàng hóa từ một cửa hàng trong hệ thống nhượng quyền thương mại. Chỉ cần thái độ phục vụ của một nhân viên ở một cơ sở đào tạo lập trình viên Aptech không tốt có thể dẫn đến những nhận xét tiêu cực của khách hàng đối với bất kỳ cơ sở đào tạo nào mang cùng thương hiệu. Chỉ cần có những tin đồn thất thiệt về một khâu sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới toàn bộ chuỗi cung ứng. Để bảo vệ hệ thống, các nhà nhượng quyền thường áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt để đảm bảo sự đáp ứng tiêu chuẩn ở các phần tử trong toàn bộ hệ thống.

 Một trong những “tai nạn” thường xảy ra là thương hiệu “nhái”. Do chất lượng của các hàng giả thương hiệu không đạt tiêu chuẩn, gây nhầm lẫn cho khách hàng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của nhà nhượng quyền và doanh thu của nhà nhận quyền đơn lẻ. Hiện tượng này buộc các nhà nhượng quyền luôn phải ở trong tư thế sẵn sàng để tham gia các vụ kiện vi phạm bản quyền. Thống kê gần đây của Công ty cà phê Trung Nguyên cho biết có hàng trăm cửa hàng cà phê Trung Nguyên giả mà không thể xử lý và kiểm soát triệt để được.

  •  Đối với Franchisee:

  • Không được sở hữu thương hiệu của riêng mình;

Bên nhượng quyền không phải lo lắng về tên, về logo, banner, phương thức kinh doanh, tiếp thị … nhưng ngược lại chúng không phải là sở hữu riêng của bạn.

  • Phải chia sẻ rủi ro kinh doanh của bên nhượng quyền và rủi ro từ các đối thủ cạnh tranh trong cùng hệ thống;

Người cấp phép nhận quyền sẽ giữ quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh của người nhận quyền, thu phí nhận quyền (franchise fee)và khoản hoa hồng (loyalty fee) định kỳ tính theo tỷ lệ phần trăm doanh thu. Hai khoản phí này được coi là chi phí phải trả cho quyền tham gia vào quan hệ nhận quyền và sử dụng hệ thống và thương hiệu của nhà nhượng quyền. Người nhận quyền vì thế không được coi là một doanh nhân thực sự vì họ không có được sự tự lập cần thiết về cách thức tiến hành hoạt động kinh doanh. Nếu phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống, người nhận quyền có thể cũng chịu ảnh hưởng của những rủi ro của hệ thống

  • Hoạt động kinh doanh theo khuôn khổ được quy định trước dẫn tới có thể không phát huy được khả năng sáng tạo trong kinh doanh

 Người nhận quyền hầu như không còn “khoảng trống” để phát huy những ý tưởng kinh doanh sáng tạo của riêng mình. Từ các bí quyết công nghệ, nhãn hiệu, lô gô, chiến dịch tiếp thị quảng cáo đến trang phục của nhân viên, cách bài trí cửa hàng, ... đều phải thực hiện đúng theo quy định nhà nhượng quyền. Bản sắc kinh doanh từng cá thể cũng chính là bản sắc kinh doanh của cả hệ thống. Tóm lại, nếu kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương mại, về bản chất các doanh nghiệp và cá nhân sẽ kinh doanh vì mình nhưng không phải tự mình.

 

Tham khảo: Hợp đồng nhượng quyền thương mại

 

 

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Tin tức - sự kiện
Hỗ trợ trực tuyến

Điện thoại: 0865 421 686 
Email: info@psbvietnam.vn

1

Liên hệ

PSB VIỆT NAM
số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Tp Hà Nội
Điện thoại: 0865 421 686
Email: info@psbvietnam.vn

PSB Việt Nam kết nối